1/ Wetsuit là gì?
Wetsuit là loại quần áo bơi chuyên dụng được làm bằng cao su xốp, sử dụng cho các người chơi lướt sóng, thợ lặn, lướt gió, chèo thuyền và những người khác tham gia các môn thể thao theo "hệ" nước. Vai trò chính của dòng sản phẩm này là cách nhiệt, giữ nhiệt, nổi trên nước và chống mài mòn, tránh tiếp xúc với tia cực tím và vết chích từ đá, san hô, sinh vật biển.
Ở nước ngoài, đặc biệt là Châu Âu, Châu Mỹ rất chuộng sản phẩm đồ bơi Wetsuit dành cho bé và cả người lớn vì chất liệu và công dụng vô cùng đặc biệt, về sau Wetsuit được phổ biến rộng rãi ở Hàn Quốc, Nhật Bản...
Chất liệu Wetsuit được làm từ sợi cao su tổng hợp closed - cell neoprene, loại vật liệu này cung cấp chất cách nhiệt rất tốt, chịu được thời tiết thay đổi thất thường, kháng dầu.
Đối với lặn biển, wetsuit nói chung là sản phẩm trực tiếp bảo vệ cơ thể của bạn khi xuống nước – còn gọi là bảo vệ tiếp xúc. Trong khi lặn biển, wetsuit không chỉ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ bị thất thoát nhiệt ra bên ngoài mà còn ngăn chặn những vật thể sắc nhọn cắt hoặc chích (cá, san hô, sứa biển, đá, v.v), do đó, chúng là thiết bị quan trọng nhất xuyên suốt an toàn quá trình lặn biển.
Điều này đồng nghĩa với việc nước biển thâm nhập vào bên trong bộ đồ lặn, duy trì như một lớp màng mỏng bao bọc quanh cơ thể, khi đó nhiệt độ bình thường của cơ thể sẽ khiến bạn làm ấm lớp nước này và hỗ trợ bạn cách ly với nước lạnh bên ngoài thông qua wetsuit.
2/ Lựa chọn Wetsuit nào phù hợp
Tùy theo khu vực biển, nhiệt độ nước và tính cách cá nhân để lựa chọn độ dày của wetsuit. Wetsuit có nhiều độ dày khác nhau, thông thường là 1.5mm, 2.5mm, 3mm. Độ dày này vẫn có thể đảm bảo hoạt động thoải mái, tuy nhiên càng dày thì càng khó vận động và càng nặng.
Đối với trẻ em, các loại Wetsuit được sử dụng thông thường có độ dày từ 1.5mm đến 2.5mm.
Đối với người lớn, độ dày khuyên dùng cho các sản phẩm thời trang, bơi lội luyện tập là 1.5mm đến 2.5mm. lặn chuyên nghiệp nên sử dụng độ dày từ 3mm trở lên.
Ngoài ra, Bạn có thể tham khảo bảng sau để chọn độ dày phù hợp với nhiệt độ nước
|
| ||
> 26°C | 0.5mm | ||
25°C - 26°C | 1mm - 2mm | ||
23°C - 25°C | 2mm - 3mm | ||
21°C - 23°C | 3mm - 4mm | ||
19°C - 21°C | 4mm - 5mm | ||
< 19°C | > 5mm |
3/ Những đặc tính tiêu chuẩn:
- Chất liệu của wetsuit: Neoprene (hay polychloroprene) trong tiếng Việt là cao su tổng hợp (synthetic rubber). Đây là một loại cao su có tính cân bằng giữa các tính chất cơ lý tính và tính kháng dung môi. Neoprene chịu thời tiết, kháng dầu, kháng ozon, chống lão hóa, chống nước…. Neoprene được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thiết bị thể thao và y tế.
- Neoprene có thể chia thành các loại chất lượng khác nhau: Tiêu chuẩn, Tốt, Rất tốt, Siêu hạng. Chủ yếu chất lượng được phân loại chủ yếu theo khả năng đàn hồi của vải. Vải càng đàn hồi thì khi mặc chúng ta vận động sẽ thoải mái và hiệu quả hơn nhất là trong các hoạt động thể thao. Tất nhiên là wetsuit càng đắt tiền thì sử dụng chất liệu càng cao cấp.
- Cao su tổng hợp có chất dính và rít nên không kéo lên, xuống nhanh chóng trong quá trình mặc nhưng cũng chính vì lý do này mà lớp nước biển sẽ di chuyển ít hơn bên trong đồ lặn.
- Thực tế là vải neoprene có khả năng giữ nhiệt rất tốt nên khi áo bó sát vào người (do vải co dãn tốt) sẽ giữ nhiệt cho cơ thể. Dù nước có ngấm vào trong qua đường may hay qua cổ áo, cổ tay, cổ chân hay khóa kéo thì chỉ trong thời gian ngắn nước đó sẽ có nhiệt độ ngang với nhiệt độ cơ thể. Bởi vậy khi mua áo wetsuit phải chọn kích thước vừa với cơ thể. Nếu áo quá rộng (không áp sát vào da) thì sẽ không giữ ấp được cho cơ thể.
- Tính chất quyết định độ ấm của bộ đồ lặn chính là độ dày chất liệu. Độ dày dao động từ 1mm đến 9mm nhưng phổ biến nhất là 1.5mm cho môi trường Việt Nam (nước ấm); 3mm (các nước ôn đới) và 5mm (nước lạnh).
- Chống nắng UPF 50+, kháng clo, trang bị dây khoá kéo, đường may đặc biệt 4 kim 6 chỉ viền chắp chắc chắn. ngày nay hầu hết sản phẩm wetsuit đều được trang bị các tính năng này.
Các kiểu đường may của wetsuit: Flatlock, Sealed Seams, Sealed and Taped, Stitchless
Flatlock: phù hợp với các vùng nước ấm (18oC trở lên) bởi đường may kiểu này cho phép nước ngấm vào bên trong áo. Đường may của áo trông giống như đường ray tầu nhưng phía bên trong tiếp xúc với da thì phẳng và không gây khó chịu khi mặc.
Sealed Seams: Phù hợp cho vùng nước lạnh hơn (12oC trở lên). Mặt ngoài của đường may trông giống như kiểu Flatlock tuy nhiên bề ngang hẹp hơn và phía bên trong thông thường được gắn keo trước khi may. Kiểu đường may này hạn chế nước ngấm vào bên trong tốt hơn kiểu Flatlock.
- Sealed and Liquid Taped: dành cho vùng nước rất lạnh (12oc trở xuống). Kiểu đường may này giống kiểu Sealed Seam nhưng phía bên trong còn được gia cố thêm một đường dán chống nước (đôi khi còn dán cả 2 phía). Loại wetsuit dùng kiểu đường dán này chống nước ngấm vào bên trong áo rất tốt.
- Stitchless: Chỉ có ở những loại wesuit “siêu phẩm”. Các miếng vải neoprene được ghép dán vào nhau bằng keo hoặc nhiệt mà không dùng đến kim chỉ. Phương pháp này giúp cho wetsuit nhẹ hơn, linh hoạt hơn và bền hơn (seam)
4/ Hướng dẫn bảo quản Wetsuit:
- Không giặt bằng máy giặt, chỉ giặt bằng tay
- Sau mỗi lần sử dụng nhất thiết phải giặt bằng nước ngọt và treo áo lên giá phơi.
- Không nên sử dụng các loại bột giặt thông thường. Có những loại dung dịch tẩy rửa riêng để làm sạch Wetsuit (sữa tắm, bột giặt không chất tẩy, dầu gội...)
- Không nên giặt cùng các loại quần áo khác
Viết bình luận